Fitness là gì ? Tập Fitness có được những lợi ích gì cho sức khỏe cơ thể. Nội dung thông tin bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những kiến thức cần biết về Fitness nhé!
MỤC LỤC
1. Định nghĩa Fitness là gì ?
“Fitness” có nghĩa Tiếng Việt là sự phù hợp. Còn trong thể hình chuyên nghiệp, fitness được hiểu là một cơ thể ở mức vừa vặn. Tập Fitness mang lại cho người tập một dáng dấp vừa khỏe mạnh, dẻo dai và cân đối nhất.
Không giống với các môn thể hình khác sẽ chú trọng vào việc phát triển các cơ bắp nhiều hơn, fitness chú trọng vào tập luyện toàn thân kết hợp cùng chế độ thực phẩm dinh dưỡng nhằm đạt được những đường nét trên cơ thể cho chị em phụ nữ. Tác dụng chính của fitness là một cơ thể khỏe khoắn, cân đối giữa các bộ phận, đạt thẩm mỹ cho thiện cảm người nhìn với vẻ đẹp hài hòa giữa các bộ phận trên cơ thể chứ không phải là một cơ thể lực lưỡng bắp thịt như nhiều
» Tham khảo thêm: Top 15 Whey Protein Tăng Cơ Giảm Mỡ Tốt Nhất 2020
2. Tiêu chuẩn đánh giá Fitness
Fitness trước tiên sẽ tập trung nhiều vào các nhóm cơ lớn lưng,ngựchơn. Khi đã đạt được sự cơ bản,tiếp đó tập cơ bụng, chân và mông. Người tham gia tập Fitness thường tập trung vào các bài tập Cardio và tần suất. Hình thức đánh giá một cơ thể của Fitness dựa trên:
- Sức khỏe của hệ tim mạch: Khả năng điều hòa và lưu thông oxy trong máu của cơ thể.
- Sức bền: Khả năng lưu trữ và sử dụng năng lượng của cơ thể.
- Sức mạnh: Khả năng vận dụng cơ bắp để thực hiện các công việc nặng.
- Sự dẻo dai: Khả năng di chuyển đầy đủ ROM của các khớp.
- Thăng bằng: Khả năng điều khiển cơ thể trong không gian trên bất kỳ địa hình nào.
- Chính xác: Khả năng kiểm soát động tác theo một hướng hoặc cường độ bất kỳ.
- Sự bùng nổ: Khả năng vận dụng cơ bắp để vận lực tối đa trong thời gian tối thiểu.
- Tốc độ: Khả năng sử dụng ít thời gian nhất cho một việc được thực hiện lặp đi lặp lại nhiều lần và liên tục.
- Sự phối hợp: Khả năng phối hợp thuần thục các động tác biệt lập để hoàn thành mục tiêu được đề ra
- Sự linh hoạt: Khả năng sử dụng ít thời gian nhất để chuyển từ động tác này sang động tác khác.
3. Lợi ích của tập Fitness
3.1 Giữ gìn vóc dáng:
Fitness giải quyết và chấm dứt tình trạng khuyết điểm của cơ thể bị béo hay bất kỳ thay đổi nào có hại cho cơ thể… Fitness giúp chúng ta tự tin, quyến rũ cải thiện vóc dáng và cải thiện sức khỏe hơn cho cơ thể. Khi luyện tập fitness đều đặn, nhất là đối với các bạn nữ. Một thân hình thân hình cân đối của mỗi người,
3.2 Nâng cao sức khỏe toàn diện:
Dù là Fitness hay hình thức tập luyện cũng vậy, nếu cơ thể được thường xuyên luyện tập, vận động thì bạn sẽ có một sức khỏe dẻo dai, có nhiều năng lượng làm việc,học tập và sinh hoạt. Lựa chọn Fitness cũng là một phương pháp khuyến khích.
Luyện tập thể dục,thể thao thường xuyên luôn là một hình thức tuyệt vời giúp bạn không chỉ có sức khỏe tốt mà còn tiếp thêm năng lượng cho các hoạt động hàng ngày. Tập Fitness cũng vậy, nó cho bạn năng lượng thực hiện những hoạt động khác một cách hiệu quả.
3.3 Giúp giảm thiểu bệnh tật:
Duy trì phương pháp Fitness, cơ thể tăng sức đề kháng, tránh được nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch,cơ bắp, phổi hay xương khớp… Các lý khác như suy tim cũng được kiểm soát hiệu quả và giảm thiểu đáng kể.
» Tham khảo thêm: Bổ sung Whey Protein có hại không ?
3.4 Cải thiện tinh thần
Chứng minh khoa học đều chỉ ra rằng, luyện tập thể dục thể thao nói chung hay tập luyện Fitness nói riêng đều là một trong những phương pháp tốt nhất giúp giảm căng thẳng sau cả ngày làm việc mệt mỏi, tinh thần sẽ ổn định hơn.
4. Hình thức tập luyện Fitness.
4.1 Core Training – Fitness tập luyện cơ bản.
Core Training đây là yếu tố huấn luyện bước đầu mà bất cứ học viên nào bắt đầu tham gia tập Fitness đều phải trải qua bước đầu tiên này. Các bài tập trong giai đoạn này nhằm mục tiêu giữ thăng bằng của cơ thể.
Mặt khác,còn có tác động trong việc đốt cháy và tiêu hao mỡ thừa, có tác dụng làm săn chắc các vùng bụng, lưng, đùi và hông. Đây là các nhóm cơ trung tâm của cơ thể.
4.2 Cardio Training – Fitness cho tim mạch.
Cardio Training đây là hệ thống các bài tập nhằm cải thiện hệ tim mạch và hệ hô hấp của cơ thể, giúp người tập có một trái tim khỏe mạnh.
Tập luyện tim mạch giúp đẩy mức độ nhịp tim người tập lên mức giới hạn chịu đựng phù hợp nhằm tăng khả năng chịu đựng, sức bền.
Điều này rất tốt trong cuộc sống hiện đại ngày nay, giúp tạo thói quen vượt qua áp lực cao từ công việc và cuộc sống hay tránh những trường hợp khó thở, stress và trầm cảm.
Ngoài ra, Cardio Training cũng là một phương pháp đốt năng lượng hiệu quả. Các bài tập thông dụng nhất hiện nay đó là cardio với máy chạy bộ hay xe đạp tập thể dục.
4.3 Balance Training – Fitness huấn luyện cân bằng.
Balance Training là yếu tố then chốt giúp việc tập luyện đạt kết quả tốt nhất. Bởi khả năng kiểm soát của hệ thần kinh lên các nhóm cơ của cơ thể. Các bài tập ở giai đoạn này đòi hỏi sự phối hợp giữa các nhóm cơ chính như bụng – eo – lưng – đùi cùng với tất cả các nhóm cơ khác trên cơ thể giúp kết nối làm săn chắc và giảm lượng mỡ thừa tối đa nhất. Giúp cơ thể nâng cao khả năng việc tự điều khiển về tư thế và giữ ổn định các khớp xương một cách linh hoạt tối ưu nhất.
Đặc biệt đây là yếu tố huấn luyện giúp cơ thể đốt cháy năng lượng rất cao trong thời gian ngắn tập luyện.
Chắc hẳn nhiều bạn đã nghe về Fitness nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm, lợi ích và phương pháp tập Fitness. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết…
4.4 Speed & Agility Training – Fitness tốc độ và sức bền.
Speed & Agility Training là chuỗi các bài tập nhằm phát triển tốc độ của cả cơ thể hoặc một nhóm cơ cụ thể. Các bài tập này giúp cơ thể trở nên nhanh nhẹn hơn . Nâng cao khả năng tự vệ của cơ thể với những tình huống nguy hiểm xảy ra.
4.5 Flexibility Training – Fitness dẻo dai, linh hoạt.
Flexibility Training gồm hệ thống các bài tập nhằm rèn luyện khả năng căng giãn, dẻo dai của các nhóm cơ. Nó giúp cơ thể nâng cao khả năng di chuyển linh hoạt, giảm tổn hại và gia tăng sự lưu thông máu đến các nhóm cơ và bộ phận trong cơ thể.
Ngoài ra, Flexibility Training còn giúp cải tiến sự tuần hoàn cho cơ thể và làm dịu các cơn đau nhức cơ bắp hay các vùng cơ bắp khác toàn cơ thể.
4.6 Reactive Training – Fitness huấn luyện phản xạ.
Các bài tập trong Reactive Training nhằm hỗ trợ khả năng phản ứng của cơ bắp. Nó có tác dụng giúp cho sự liên hệ giữa hệ thần kinh vận động với các nhóm cơ tham gia vận động một cách mạnh mẽ và đề kháng nhằm cải thiện những khuyết điểm cụ thể trên từng bộ phận của cơ thể. Nó có tác dụng tốt trong việc cải thiện hệ tim mạch và nâng cao khả năng sinh lý. Ngoài ra, nó còn giúp giảm mỡ thừa, phát triển và gia tăng sự hấp thụ dưỡng chất giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ và phát triển cân đối.
(*) Lưu ý :
Cần thiết kết hợp cùng một chế độ dinh dưỡng giàu protein và rau củ, các loại đậu và hạt, trái cây, tương đối carb và fat đồng thời hạn chế tối đa thức ăn nhanh và các loại nước ngọt, bánh kẹo ra khỏi thực đơn. Rèn luyện cân bằng giữa 3 cơ chế năng lượng của con người ít nhất 3 buổi mỗi tuần:
- Phosphagen (vận lực tối đa trong 10s – các bài compound như Overhead Press,
- Bench Press, Squat, Deadlift, Power Clean, Power Snatch, … ),
- Glycolytic ( lực bùng nổ trong vài phút – các bài tập HIIT ) và Oxidative ( sức bền – các bài tập LISS ) .
- Có điều kiện bạn hãy tham gia các môn thể thao khác như calisthenic, bơi lội, bóng đá, bóng chuyền, leo núi, … ít nhất 1 lần mỗi tuần.
Ngoài ra các bạn nên hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh, hạn chế stress không sử dụng các chất kích thích và đảm bảo ngủ đủ giấc 6h – 8h/ ngày trong quá trình tập luyện Fitness để nâng cao hiệu quả và lợi ích tập luyện hơn nhé!
» Tham khảo thêm: 9+ Cách làm bánh chuối yến mạch healthy đơn giản nhất