Mặc cảm cơ bắp – căn bệnh thầm lặng ám ảnh nhiều người trẻ

Theo các chuyên gia, quá đam mê thể thao môn nào đó để có thân hình lý tưởng tới bất thường và tập luyện quá sức sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho cơ thể như: Căng cơ, gãy xương, mệt mỏi, chán ăn… Nhiều nghiên cứu cho thấy, nỗi lo cơ thể tăng cân, thanh niên thường xuyên tập luyện quá sức gây tác dụng ngược.

Những chuyện buồn

Mới đây, Freddie Dibben 28 tuổi qua đời do sử dụng quá nhiều chất kích thích trong luyện tập khiến tim tổn thương. Trước đó, anh cũng trải qua giai đoạn rối loạn tâm trạng, đôi khi đánh người khác.

Miles không nhớ rõ chứng mặc cảm cơ bắp của mình bắt đầu từ khi nào. “Tôi nhớ là từ lâu đã muốn cơ thể đẹp hơn”, cựu binh Mỹ 35 tuổi, hiện sống ở Bỉ, nói. Năm 13 tuổi, Miles dành nguyên một mùa hè cắt cỏ để có tiền mua một chiếc máy tập gym cũ. Chiếc máy có giá 1.000 USD nhưng Miles chấp nhận mua vì chưa đủ tuổi tới phòng gym. Với sự trợ giúp của máy móc, cậu bé ngày đó bắt đầu tập tạ chăm chỉ.

Năm 24 tuổi, Miles trở về từ Afghanistan, mọi thứ trở nên tồi tệ hơn. Anh bị ám ảnh về việc luyện tập và ăn uống nhằm tăng cơ bắp. Hàng ngày, Miles đặt chuông báo mỗi ba tiếng để nhắc bản thân ăn đúng giờ. Kể cả khi đang lái xe, chàng trai trẻ cũng tấp vào lề đường để ăn.

Cùng với thời gian, cơ thể Miles thay đổi rõ rệt. Cao 1,8 m và nặng 95 kg, anh vẫn muốn mình cơ bắp và “nạc” hơn nữa nên đăng ký tham gia một cuộc thi thể hình nghiệp dư.

“Tôi thấy mình thật gân guốc và nam tính”, Miles kể lại cảm nhận. Không chịu nổi ám ảnh về ngoại hình của bạn trai, người yêu Miles đề nghị chia tay.

Đến năm 33 tuổi, Miles mất thêm một mối quan hệ vì lý do tương tự. Anh thấy mình như rơi vào bóng đêm nên càng tập luyện điên cuồng. Cả ngày, Miles nhịn đói, lao đầu vào tập sau đó về nhà, ăn thật nhiều rồi nôn ra hết. Mọi chuyện chỉ thay đổi cho tới một buổi tối, trong khi đứng xếp hàng mua đồ ăn, cựu binh nhận ra đã quá đủ.

“Tôi thức dậy vào sáng hôm sau, hạnh phúc vì biết mọi thứ đã kết thúc”, Miles nói.

Sống không bình thường và trầm cảm

mac cam co bap thehinhchannel

Theo Cơ quan Dịch vụ Y tế Anh, hiện chưa rõ nguyên nhân gây ra mặc cảm ngoại hình nhưng gene, mất cân bằng hóa học trong não và trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ có thể đóng vai trò nhất định.

“Việc theo đuổi hình thể lý tưởng khiến họ không còn cuộc sống”, Tiến sĩ Nagata lý giải, “Họ bị ám ảnh vì cơ bắp, không thể hoạt động một cách bình thường và điều này có thể dẫn đến trầm cảm”.

Do mặc cảm cơ bắp, một số người còn sử dụng các loại chất bất hợp pháp. Thực tế, mặc cảm cơ bắp có thể được thúc đẩy bởi củng cố tích cực đến từ những cá nhân khác trong phòng gym.

“Đó là lý do mọi người nghiện thể hình sáu múi. Họ cảm thấy bất an nên cần sự xác nhận từ phía người khác”, Rich Selby 27 tuổi, vận động viên thể hình nghiệp dư ở Cardiff nói. Selby thừa nhận anh cũng bị mặc cảm cơ bắp nhưng may mắn kiểm soát được nhờ tự tin vào bản thân.

Mặc cảm cơ bắp là một căn bệnh thầm lặng. Theo Tiến sĩ Roberto Olivardia, chuyên gia hình ảnh bản thân nam giới từ Đại học Harvard, Mỹ, ước tính khoảng 10% đàn ông ở phòng gym gặp vấn đề này nhưng không bao giờ tìm kiếm sự giúp đỡ. Thiếu sự can thiệp, họ có nguy cơ lún sâu hơn và không thể thoát ra. Như Tony đã tiếp tục dùng thuốc bất hợp pháp vì tin rằng “có thể sử dụng một cách an toàn”. Người nhà của Freddie, hẳn không đồng ý với suy nghĩ này.

Trong số những đàn ông trẻ được Nagata tiến hành khảo sát, 2,8% thừa nhận dùng Steroid bất hợp pháp. Tại Anh, khoảng một triệu người sử dụng thuốc tăng cường cơ bắp. “Steroid có thể dẫn đến bệnh tim, bệnh thận và bệnh gan”, tiến sĩ cảnh báo.

Ngoài ra, thuốc cũng dẫn tới ảnh hưởng sức khỏe tâm thần. Người dùng có nguy cơ trở nên khó chịu, hung hăng, hoang tưởng, bạo lực. Vấn đề của mặc cảm cơ bắp còn nằm ở chỗ bệnh nhân dễ dàng giấu giếm. Việc chăm chỉ tập gym, thường xuyên theo dõi cân nặng, tự chuẩn bị đồ ăn thường được xem là vô hại, thậm chí rất tốt.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu sâu hơn, bạn sẽ nhận ra những người đàn ông như tượng tạc kia đang dần dần làm hại chính mình.

Dấu hiệu của việc tập luyện quá độ

Thường tự ép bản thân mình phải tập luyện, dù khi bạn thấy không được khỏe. Thích tập thể dục hoặc chơi thể thao hơn là đi chơi với bạn bè. Cảm thấy rất buồn chán khi bỏ lỡ một trận đấu hoặc một buổi tập. Chẳng bao giờ chịu ngồi yên một chỗ, luôn thấy cuồng chân cuồng tay. Luôn lo lắng rằng mình sẽ tăng cân dù chỉ bỏ tập trong 1 – 2 ngày.

Ngay sau khi tập luyện, bạn cảm giác có một chút mệt mỏi là chuyện bình thường, chỉ cần nghỉ ngơi chừng 20 phút sẽ khỏe khoắn trở lại và cảm giác sảng khoái hơn nhiều. Nhưng nếu sau khi chơi đã lâu mà bạn vẫn thấy người mệt rã rời suốt ngày, thậm chí lâu hơn thì có thể bạn đã bị quá sức, phải xem lượng vận động đã hợp lý chưa để giảm bớt. Nếu đã chuyển sang vận động nhẹ với thời gian ngắn hơn mà vẫn luôn cảm thấy mệt mỏi thì có thể sức khỏe của bạn đã có vấn đề, phải đi khám bệnh.

Hiện tượng khát nước và thấy đói cồn cào, thèm ăn sau khi tập luyện là điều bình thường. Nhưng nếu bạn đã uống rất nhiều nước nhưng vẫn cảm thấy khát, ăn rất nhiều vẫn chưa “đã” và thậm chí còn muốn ăn thêm thì đó cũng là dấu hiệu không ổn trong cơ thể. Trường hợp ngược lại, bạn tập xong, nghỉ ngơi một lúc lâu mà vẫn không thấy đói, tới bữa vẫn thờ ơ với thực phẩm thì cũng nên đi kiểm tra sức khỏe.

Theo Shawn Arent, bạn không thể chuyển mỡ thừa thành cơ bắp. Về mặt sinh học, chúng là hai mô có cấu tạo khác nhau. Mô mỡ được tìm thấy dưới da, ở giữa các cơ, và xung quanh các cơ quan nội tạng.

Mô cơ có thể chia thành 3 loại chính và được phân bố khắp cơ thể. Việc nâng tạ thực ra giúp phát triển các mô cơ bên trong mô mỡ. Cách tốt nhất để giảm mỡ là tập thể dục điều độ và có một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp giữa rau, ngũ cốc nguyên hạt, protein và một số chất béo tốt cho sức khỏe như dầu ô liu và cá.

Phillip Stanforth – huấn luyện viên tại Đại học Texas chia sẻ với Business Insider: “Để giảm cân thì chế độ ăn uống đóng vai trò lớn hơn tập luyện”. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất thì người muốn giảm cân cần phải kết hợp giữa luyện tập hợp lý cùng một chế độ ăn uống lành mạnh.

CHIA SẺ