Lợi ích của ăn chay đích thực không thể bàn cãi, tuy nhiên để đạt hiệu quả thì ăn chay cũng cần đúng nguyên tắc. Đặc biệt, đối người bị mỡ máu cao thì ăn chay có giúp chỉ số này giảm đi không?
- 5 loại hạt và trái cây khô hỗ trợ giảm cân tốt, bạn đã biết chưa?
- Nước dừa có thể giúp giải độc tố cho thận
- Top 5 sản phẩm Sữa tăng cân Mass Gainer tốt nhất cho người tập Gym
- Whey Protein tăng cơ nhanh, giá rẻ , chính hãng là loại nào ?
MỤC LỤC
Thực hư ăn chay có giúp giảm mỡ máu?
Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Thói quen ăn chay đúng cách không những có thể hỗ trợ quá trình điều trị mỡ máu cao mà còn đem lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe. Do đa số các món chay đều chứa rất ít cholesterol, muối và axit béo bão hóa; đồng thời lại phong phú các chất tốt cho cơ thể như chất xơ, các loại vitamin và khoáng chất.
Trong thực phẩm chay còn có rất nhiều các vật chất hóa học hệ thực vật. Những chất này ức chế sự hình thành cũng như hấp thu cholesterol vào cơ thể. Có thể thấy, lợi ích của ăn chay thực sự thích hợp đối với người bị mỡ máu cao nhưng với điều kiện bạn phải có chế độ ăn uống khoa học, trong khi thực tế có không ít người đề cao ăn chay nhưng khi thực hiện lại không đúng nguyên tắc.
Nhiều người cho rằng ăn chay vốn không thể ăn thịt, cho nên vô hình trung họ đem các món ăn vặt khác như bánh quy, socola, hạt vỏ cứng… đưa vào chế độ ăn một cách vô tội vạ và không có kiểm soát. Các loại thực phẩm này tuy đáp ứng việc ăn chay nhưng khiến cơ thể hấp thu quá nhiều hợp chất magie cacbonat, thúc đẩy chuyển hóa chất béo nhiều hơn, ảnh hưởng lượng mỡ máu.
Người bị mỡ máu cao nên ăn uống như thế nào để kiểm soát bệnh và khỏe mạnh?
1. Nếu thích ăn chay, bạn vẫn nên kết hợp ăn thịt
Việc ăn chay không hợp lý có thể phản tác dụng và khiến tình trạng mỡ máu cao của người bệnh nghiêm trọng hơn. Đây cũng là lý do các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người mắc bệnh này không nên ăn chay hoàn toàn. Chế độ ăn uống tốt nhất vẫn là kết hợp chay mặn khoa học. Bạn cần dung nạp đa dạng và cân bằng các dưỡng chất cần thiết mới thúc đẩy hiệu quả điều trị tốt hơn.
2. Nguyên tắc “ba nhiều”
Bữa ăn nên đảm bảo nhiều rau củ quả, nhiều lương thực thô và nhiều các loại đậu. Lợi ích của ăn chay thông thường cũng từ những loại nguyên liệu thực vật này nếu bạn biết cách kết hợp chúng hợp lý.
Mỗi bữa ăn nên đảm bảo có từ nửa cân rau cải trở lên và thêm 2 phần trái cây (mỗi phần khoảng 200g). Trong khi đó, đậu phộng và hạt bí cũng như nhiều loại hạt vỏ cứng thường chứa hàm lượng chất béo cao, nên hạn chế dùng, mỗi tuần ăn 2 – 3 lần và mỗi lần khoảng nửa nắm tay là được.
Bên cạnh đó, yến mạch, lúa mì, ngô, cao lương v.v… các loại lương thực thô này lại có hỗ trợ nhiều cho người bị mỡ máu cao. Mỗi ngày bạn có thể dùng khoảng 80g trở lên nhóm thực phẩm này để thay cơm hay mì. Ngoài ra, nếu bạn không thích ăn thịt thì có thể thay bằng đậu nành và nhiều loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu ván.
3. Nguyên tắc “ba ít”
Đây là nguyên tắc khuyến cáo bạn nên ít ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, nhiều cholesterol và nhiều đường. Bữa ăn nên hạn chế dùng dầu chế biến từ động vật hay dầu công nghiệp và thay thế bằng dầu thực vật sẽ tốt hơn cho sức khỏe và mỗi ngày chỉ nên dùng từ 25g trở xuống (tương đương một muỗng cho mỗi bữa ăn).
Một số thực phẩm chứa cholesterol cao như nội tạng động vật, cá, tôm, mỡ, xúc xích, da gà vịt…, bạn cũng không nên ăn nhiều, nếu kiêng luôn thì càng tốt cho người đang bệnh mỡ cao máu. Lòng đỏ trứng cũng nhiều cholesterol nhưng đồng thời lecithin trong nó có thể thúc đẩy trao đổi chất này, vì vậy mỗi tuần bạn có thể ăn 3 quả trứng. Ngoài ra, đồ ăn và thức uống nhiều đường, bạn cũng nên ít dùng.
4. Nguyên tắc “ba cân bằng”
Ngoài lựa chọn nguyên liệu ăn uống phù hợp thì người bị mỡ máu cao cũng nên chú ý cân bằng dinh dưỡng, cân bằng thể trọng và cân bằng giữa nghỉ ngơi – vận động. Tuy nói người bệnh sẽ có hạn chế nhất định đối với các loại thực phẩm nhưng nhìn tổng thể vẫn phải đa dạng hóa bữa ăn để đảm bảo cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết.
Cũng tương tự, khi bạn biết cách ăn uống khoa học thì cân nặng cũng dễ dàng kiểm soát hơn, tránh tình trạng béo phì hoặc gầy ốm, ảnh hưởng đến sức khỏe và hiệu quả điều trị bệnh. Giấc ngủ cũng phải đủ chất và lượng, kết hợp với chế độ luyện tập thể chất hợp lý sẽ giúp cơ thể tăng sức đề kháng và đầy đủ năng lượng.
Làm sao để phát huy lợi ích của ăn chay mà không gây tác dụng phụ?
Lợi ích của ăn chay thật sự đem lại nhiều tích cực đối với sức khỏe. Tuy nhiên trong một số trường hợp thì các chuyên gia dinh dưỡng không khuyến khích ăn chay, điển hình như người có thể chất và sức đề kháng quá yếu kém, trẻ nhỏ đang phát triển, phụ nữ đang muốn có con hay trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc tiền mãn kinh…
Nếu muốn thay đổi khẩu vị thì có thể chọn bánh mì lúa mạch, gạo lứt để thay cho cơm trắng, mì. Cách loại đậu như đậu nành, đậu xanh, đậu phụ là nhóm thực phẩm giàu protein tốt cho người ăn chay bổ sung dưỡng chất này. Một số loại hạt vỏ cứng như hạnh nhân, hạt đào lộn hột có chứa hàm lượng chất béo thực vật phong phú, đáp ứng một phần nănglượng cần thiết cho cơ thể.
Các món rau củ nên kết hợp đa dạng trong thực đơn mỗi bữa ăn, tốt nhất là 4 – 5 loại và luân phiên thay đổi để kích thích cảm giác ngon miệng hơn và cũng giúp bạn hấp thu được đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. Ngoài ra, đã gọi là ăn chay thì then chốt chính là thanh đạm, kiểm soát tốt thành phần muối, đường và các gia vị nêm nếm món ăn.
Cuối cùng, nếu không thật sự cần thiết và tình trạng thể chất không phù hợp thì bạn không nên miễn cưỡng ăn chay trường. Bởi vì nếu không thực hiện một cách khoa học rất dễ khiến cơ thể thiếu dinh dưỡng, suy nhược, nếu đang có bệnh thì hiệu quả điều trị cũng bị ảnh hưởng xấu. Đặc biệt phái đẹp nếu vì giảm cân hay giữ dáng mà áp dụng ăn chay khắc nghiệt sẽ vô cùng có hại.