Cảnh giác với những triệu chứng tăng kali của cơ thể

Kali là chất điện phân chịu trách nhiệm cho một số chức năng sống thiết yếu. Nhưng nếu có quá nhiều kali thì sẽ gây hại cho cơ thể. Cần cảnh giác với những triệu chứng tăng kali để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Kali không chỉ chịu trách nhiệm điều chỉnh cân bằng nước trong cơ thể, nó giữ cho tim bơm máu, cơ bắp co bóp, hệ tiêu hóa hoạt động trơn tru và truyền tín hiệu từ các dây thần kinh. Không có Kali, chúng ta không thể tồn tại. Tuy nhiêu có quá nhiều kali trong cơ thể lại có thể gây ra các triệu chứng tăng kali nguy hiểm.

Khi nồng độ kali trong máu cao hơn 5,5 mEq/L thì bạn đã bị tăng kali. Tăng kali là tình trạng phổ biến nhưng hầu hết mọi người không nhận ra các triệu chứng tăng kali vì đa số các trường hợp là dư thừa nhẹ, chỉ gây mệt mỏi hoặc suy nhược. Khi mức kali đạt trên 7,0 mEq/L thì có thể gây ra các triệu chứng tăng kali rõ rệt, bao gồm:

1. Triệu chứng tăng kali tác động lên hệ thần kinh

Thông thường, lượng kali bên trong tế bào sẽ nhiều hơn lượng natri bên ngoài tế bào. Sự chênh lệch này giúp điều khiển ATPase natri-kali cần thiết để tạo ra các kích thích. Nhờ có những kích thích này mà các dây thần kinh có thể tạo ra 1 xung lực, giúp dẫn truyền tín hiệu.

Tăng kali

Các dây thần kinh có thể tạo ra 1 xung lực, giúp dẫn truyền tín hiệu (Ảnh: Internet)

Nếu có quá nhiều kali ở bên ngoài tế bào làm thay đổi sự chênh lệch cần thiết của kali – natri thì các dây thần kinh sẽ hoạt động chậm hơn. Trong trường hợp xấu nhất thì các dây thần kinh có thể không hoạt động. Chính vì những điều này, triệu chứng tăng kali máu ảnh hưởng đến hệ thần kinh có thể bao gồm:

– Giảm phản xạ.

– Ngứa da.

– Tê bì chân tay.

2. Triệu chứng cơ xương khớp

Vì sự chênh lệch thiết yếu giữa nồng độ kali và natri trong và ngoài tế bào mà các dây thần kinh có xung lực để truyền tín hiệu, điều khiển các sợi cơ bắp co bóp. Nếu như triệu chứng tăng kali ảnh hưởng đến hệ thần kinh thì nó cũng ảnh hưởng gián tiếp đến cơ bắp.

Ảnh 4.

Tăng kali có ảnh hưởng tới sức mạnh cơ bắp (Ảnh: Internet)

Các cơ xương, còn được gọi là cơ vân, là các cơ được gắn vào xương của bạn. Chúng cho phép bạn di chuyển cánh tay, chân và các bộ phận khác trên cơ thể. Khi các cơ vân không nhận được xung thần kinh thì có thể gặp khó khăn trong việc co bóp khiến cho các hoạt động cơ khớp diễn ra chậm chạp và yếu ớt, kém trơn tru. Các triệu chứng tăng kali máu lên cơ xương khớp có thể bao gồm:

– Yếu cơ, kém vận động.

– Tê liệt.

3. Triệu chứng hệ tiêu hóa

Cơ trơn là hệ cơ nối với đường tiêu hóa, có chức năng đẩy thức ăn đi từ thực quản xuống đại tràng, quá trình này được gọi là nhu động. Khi nồng độ kali quá cao, các cơ trơn có thể co thắt quá yếu gây ra các triệu chứng tăng kali như:

– Đầy hơi, khó tiêu.

  • Đầy hơi, ợ chua và 5 dấu hiệu ung thư dạ dày dễ nhầm lẫn

  • 10 lý do khiến bạn gặp hiện tượng chóng mặt buồn nôn

– Buồn nôn, nôn.

– Tiêu chảy.

4. Triệu chứng tim mạch

Sự chênh lệch giữa nồng độ kali và natri trong và ngoài tế bào là cần thiết để gửi xung lực đến các tế bào cơ tim, giữ cho trái tim đập. Khi nồng độ kali trong máu quá cao, các cơn co thắt của tim có thể không đủ mạnh để bơm đủ máu ra khỏi tim đến não và các cơ quan khác.

Ảnh 6.

Nhịp tim cũng có thể chậm lại hoặc đập bất thường (Ảnh: Internet)

Nhịp tim cũng có thể chậm lại hoặc đập bất thường. Tùy thuộc vào rối loạn nhịp tim, đây có thể là một tình huống đe dọa tính mạng. Các triệu chứng tăng kali ảnh hưởng đến tim có thể bao gồm:

– Nhịp tim chậm.

– Đánh trống ngực và rối loạn nhịp tim.

– Đau tức ngực.

– Tim ngừng đập.

Nếu bạn có xuất hiện bất cứ triệu chứng tăng kali nào ở trên, hãy đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán chính xác. Bởi nếu tình trạng tăng kali không được khắc phục kịp thời có thể gây ra các tác hại vô cùng nghiêm trọng như liệt cơ, ngừng tim. Với những triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, suy nhược, người bệnh có thể tự điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn uống.

CHIA SẺ