Trẻ 6-12 tuổi nên chơi thể thao 3 lần mỗi tuần

Chơi bóng đá, bóng rổ, bơi lội… 60 phút một ngày; duy trì thường xuyên, ít nhất 3 lần mỗi tuần giúp các em tiểu học, trung học phát triển thể chất, tư duy.

Trong talkshow “Dạy con toàn diện qua việc tập thể thao” vừa tổ chức tại TP HCM, bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, thạc sĩ Tô Nhi A, cựu tuyển thủ Lê Công Vinh và MC Thanh Thảo chia sẻ về lợi ích của hoạt động thể lực, cách giúp con năng vận động.

Bác sĩ Đỗ Thị Ngọc Diệp, nguyên Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP HCM cho biết, có 41,8% trẻ ở thành thị thừa cân, chiều cao thấp nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nguyên nhân chủ yếu chế độ dinh dưỡng không hợp lý, thiếu hoạt động thể dục thể thao. 6-12 tuổi là thời điểm tăng trưởng chiều cao tốt, trẻ nên vận động 120 phút mỗi ngày, trong đó, có ít nhất 60 phút hoạt động thể lực từ trung bình đến mạnh như chơi bóng đá, bóng rổ, bơi lội… Vì các vận động nhẹ như đi lại, di chuyển đồ đạc… không đủ. Trẻ cần chơi 3 lần một tuần, nếu ít hơn thì chưa hình thành thói quen, không đạt hiệu quả.

Các chuyên gia chia sẻ, tập luyện thể thao điều đặn có lợi cho sức khỏe.

Các chuyên gia chia sẻ, tập luyện thể thao đều đặn có lợi cho sức khỏe.

Theo bác sĩ Ngọc Diệp, tập luyện thể thao giúp trẻ phát triển khối cơ, xương, chiều cao, phòng ngừa béo phì, giảm 30% nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, 30% bệnh đái tháo đường, 21% ung thư. Khả năng xử lý vấn đề, chỉ số IQ, EQ, kết quả học tập tốt hơn.

Nhiều năm kinh nghiệm thi đấu chuyên nghiệp, huấn luyện tại học viện bóng đá, cựu tuyển thủ Công Vinh khuyến khích các bé chơi thể thao thường xuyên vì thông qua các hoạt động đó, các bé trở nên tự tin, biết cách làm việc nhóm, tăng tính kỷ luật, học cách đón nhận thắng, thua. Tại các nước như Nhật, Bồ Đào Nha, trẻ 5-10 tuổi thường có hoạt động ngoài trời ít nhất một tiếng mỗi ngày (từ 12h-13h). Bao bọc trẻ ở trong nhà, máy điều hòa, xem tivi, chơi game khiến sức đề kháng giảm, dễ bị ốm khi ở ngoài nắng.

ựu tuyển thủ Công Vinh chia sẻ lợi ích của chơi thể thao trong talkshow.

Cựu tuyển thủ Công Vinh cho trẻ thấy nhiều bài học ý nghĩa qua thể thao.

Bác sĩ Ngọc Diệp chỉ ra nguyên nhân sâu xa khiến trẻ ít vận động là do cha mẹ chưa thấy được tầm quan trọng của thể thao. Phần lớn phụ huynh nghĩ rằng con còn nhỏ chưa thể tập luyện, lo con bị chấn thương, không có thời gian do phải đi học cả ngày. Cha mẹ cho rằng trẻ không thích vận động thể lực, không biết cho con tập môn nào và khó tìm nơi tập phù hợp.

Dưới góc độ tâm lý, thạc sĩ tâm lý Tô Nhi A, giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương TP HCM phân tích, cha mẹ phải xác định hoạt động thể lực là nhu cầu, đồng thời cũng là phương tiện để con phát triển toàn diện. Các mặt tâm lý, thể chất, kỹ năng xã hội của trẻ đều cần dựa trên nền tảng của thể thao. 6-12 tuổi là giai đoạn trẻ phát cảm vận động. Cha mẹ cần là người thiết lập môi trường để con vui chơi, xây dựng thói quen và định hình tính cách.

Đồng quan điểm với thạc sĩ Tô Nhi A, MC Thanh Thảo cho rằng thói quen này nên được rèn luyện ngay từ nhỏ; giúp con năng vận động bằng cách tạo ra các hoạt động lôi cuốn, hấp dẫn, tăng sự hứng thú; nên chơi cùng con để làm gương.

Trẻ trải nghiệm nhiều hoạt động thể thao trong sân chơi do Nestlé Milo tổ chức.

Trẻ trải nghiệm nhiều hoạt động thể thao trong sân chơi do Nestlé Milo tổ chức.

Để hỗ trợ cha mẹ trong việc khuyến khích con chơi thể thao, Bộ Giáo dục – Đào tạo và Tổng cục Thể dục Thể thao phối hợp với liên ngành, các công ty có bề dày kinh nghiệm tổ chức các hoạt động nâng cao thể lực, điển hình như Nestlé Milo, triển khai chương trình thể thao học đường, Năng động Việt Nam thuộc đề án 641.

Điều này nhằm giúp trẻ tiểu học đạt được mức vận động 12.000 bước chân mỗi ngày theo nhu cầu khuyến nghị. Chương trình đã tạo ra sân chơi thể thao bổ ích với đa dạng các môn thể thao như đá bóng, bóng rổ, bơi lội, thể dục đồng diễn, vovinam… cho trẻ em tại nhiều địa phương khắp cả nước.

CHIA SẺ