Giảm cân bằng ‘nhịn ăn gián đoạn’ có thực sự hiệu quả?

Nhịn ăn gián đoạn hiện đang là xu hướng được nhiều người ưa chuộng để giảm cân và cải thiện sự trao đổi chất cho cơ thể.

Nhịn ăn gián đoạn (intermittent fasting) không phải là một chế độ ăn kiêng quy định các thực phẩm bạn nên ăn, mà tập trung vào ‘thời gian’ bạn ăn chúng.

Có một số phương pháp nhịn ăn gián đoạn khác nhau nhưng nhìn chung đều dựa trên thời gian ăn và nhịn ăn.

Hình thức nhịn ăn gián đoạn phổ biến nhất được gọi là phương pháp 16/8. Nó liên quan đến việc nhịn ăn trong 16 giờ và sau đó chỉ ăn trong 8 giờ cụ thể còn lại. Một số người thậm chí chỉ ăn trong ô 6 giờ hoặc 4 giờ.

Mặc dù cách giảm cân này là hiệu quả nhưng chúng ta cũng nên xem xét cả ưu và nhược điểm của nó.

1. Lợi ích của nhịn ăn gián đoạn

– Tăng cường sức khỏe và giảm cân

Nhịn ăn giúp cải thiện thành phần cơ thể và giảm mỡ vì phương pháp này sẽ khai thác khu vực chất béo trên cơ thể bạn. Khi bạn nhịn ăn, bạn không tiêu thụ calo vì ăn ít hơn bình thường, do vậy bạn sẽ giảm cân.

– Giúp phòng bệnh và giảm nguy cơ mắc bệnh

Ngoài việc giảm cân, nhịn ăn có thể giúp kiểm soát bệnh tiểu đường, giảm cholesterol và hạ huyết áp – tất cả đều liên quan đến khẳng định lợi ích phòng bệnh của nhịn ăn.

Một nghiên cứu khác cho thấy nhịn ăn gián đoạn làm tăng thời gian ngủ, do đó làm giảm lượng đường trong máu và giảm viêm – đây là 2 tác nhân lớn gây ra các bệnh mãn tính như bệnh tim hoặc tiểu đường.

2. Bất lợi của phương pháp nhịn ăn gián đoạn

– Gây đói, ít năng lượng, giảm hiệu suất

Những người tuân theo chế độ nhịn ăn gián đoạn có thể gặp phải những bất lợi nhỏ về thể chất bao gồm: cảm lạnh, táo bón, đau đầu, thiếu năng lượng, tính khí thất thường và thiếu tập trung.

– Vấn đề tiêu hóa

Nhiều người có thể gặp vấn đề về tiêu hóa với các bữa ăn khi ăn một bữa ‘lớn’ và tiêu thụ trong một thời gian ngắn. Khối lượng thực phẩm lớn hơn cần nhiều thời gian hơn để tiêu hóa, dẫn đến chứng khó tiêu và đầy hơi.

Nhìn chung, nhịn ăn gián đoạn có mang lại lợi ích sức khỏe, nhưng điều cần chú ý là nó không phải hoàn toàn tốt mà có thể thực hiện lâu dài. Mỗi người có thói quen ăn kiêng riêng và bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng nên theo chế độ ăn kiêng trong bao lâu.

CHIA SẺ