Hồi chuông nhắc nhở chăm sóc sức khỏe sau Covid-19

Dù giãn cách xã hội được nới lỏng, những lo ngại về Covid-19 vẫn chưa chấm dứt, là hồi chuông nhắc nhở mọi người nên tăng cường chăm sóc sức khỏe.

18h ngày 3/5, Bộ Y tế ghi nhận một ca dương tính nCoV, là chuyên gia dầu khí người Anh được cách ly ngay khi nhập cảnh, nâng tổng ca nhiễm tại Việt Nam lên 271. Tính đến ngày 4/5, Việt Nam có đến 18 ngày không xuất hiện ca lây nhiễm trong cộng đồng. Tuy nhiên, nhiều ca khỏi bệnh tái nhiễm khiến mọi người lo lắng. Câu hỏi được nhiều người đặt ra lúc này: làm sao bảo vệ bản thân khỏi dịch khi chưa có vaccine? Khi nào thế giới mới hết ca nhiễm?…

Chăm sóc sức khỏe sau dịch thế nào ?

Khi dịch chưa có thuốc đặc trị, khả năng tái nhiễm vẫn là ẩn số, mọi người nên bảo vệ bản thân bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ, nâng cao sức đề kháng thông qua thể dục, thể thao và chế độ dinh dưỡng hợp lý.

polyad

Đeo khẩu trang khi tập luyện được hầu hết mọi người áp dụng khi đến phòng tập.

Theo các bác sĩ, sức đề kháng có vai trò quan trọng như hệ miễn dịch, ngăn ngừa các tác nhân xâm nhập cơ thể như vi khuẩn, virus, nấm, ký sinh trùng… Người có sức đề kháng tốt sẽ giảm thiểu khả năng nhiễm bệnh, người đã nhiễm bệnh có thời gian hồi phục nhanh hơn.

Bên cạnh điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ, tránh xa các chất có cồn, thuốc lá… các bộ ngành cũng ủng hộ người dân luyện tập thể thao, nâng cao hệ miễn dịch. Ông Mai Bá Hùng, Phó Giám đốc Sở Văn Hóa và Thể Thao TP HCM – cho biết:  “Việc ít tập luyện thể dục, thể thao sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và tinh thần. Nói chung, luyện tập là phương pháp cốt lõi để nâng cao sức khỏe, có sức đề kháng tốt để đối phó dịch”.

polyad

Tập luyện giúp nâng cao sức đề kháng.

Nhiều chuyên gia y tế thế giới nhận định những người hay uống rượu bia, mắc bệnh béo phì, người lớn tuổi hoặc có bệnh lý nền… dễ nhiễm nCoV so với người bình thường. Vì thế, những đối tượng này cần chú ý điều chỉnh kịp thời chế độ vận động, nâng cao sức khỏe.

Chị Tạ Ngọc Linh – chuyên gia 25 năm kinh nghiệm trong ngành thể dục thể hình, hiện là Giám đốc Đào tạo Huấn luyện viên Cá nhân của hệ thống California Fitness & Yoga – cho biết tùy khả năng, người có thể trạng kém có thể tập từ cường độ nhẹ đến trung bình, tốc độ chậm kèm theo dụng cụ hỗ trợ nếu cần thiết.

“Nên bắt đầu nhẹ nhàng 10-30 phút tốt cho tim mạch với các bài tập leo núi, nhảy jack (nhảy sao), bài tập Burpee và chống đẩy… Sau đó tiếp tục 10-30 phút các bài tập kháng lực với trọng lượng cơ thể và dụng cụ qua squat, bước tấn trước (walking lunge), gập bụng ngược, chống đẩy bằng đầu gối (knee push-ups)…”, chị nói thêm.

Người có thể trạng bình thường có thể tham gia các lớp Group X như võ thuật (Bodycombat), đạp xe trong nhà (Cali Ride, RPM), nhảy tự do (Sh’bam, Cali Dance)… mang lại lợi ích cho tim phổi (Cardiorespiratory). Lớp tập luyện sức mạnh với dụng cụ tạ (Bodypump, Cali Sculpt), tập luyện cho nhóm cơ trung tâm (CX Worx, Crunch).

cham soc suc khoe

Trải nghiệm nhiều hình thức tập luyện để tìm hiểu về khả năng của cơ thể.

Theo chị Linh, các phòng gym lớn như California luôn thiết kế các bài tập phù hợp thể lực từng đối tượng, từ sơ cấp đến cao cấp. Các lớp Group X có khả năng giảm stress, tăng sức khỏe hệ cơ xương, sức bền của hệ tim phổi. Người mới tập nên tham gia tất cả môn Group X để có lựa chọn phù hợp.

“Bắt đầu hành trình nâng cao sức khỏe không dễ dàng. Nó đòi hỏi sự kiên trì, phải làm quen với việc vận động, rồi từ từ nâng độ khó của các bài tập, với cường độ và dụng cụ phức tạp hơn. Nếu tạo được thói quen tập luyện, chúng ta sẽ yên tâm hơn về sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, tập luyện cũng giúp tinh thần thoải mái và cuộc sống tích cực hơn”, chị Tạ Ngọc Linh nói thêm.

CHIA SẺ