Nghiên cứu mới: Ăn quá nhiều bánh mì có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng rối loạn đường ruột

Các bạn nhỏ ở độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa gluten để tránh những hiểm họa bệnh tật theo đuổi về sau.

Gluten là một loại protein chủ yếu được tìm thấy trong ngũ cốc, lúa mì, lúa mạch và lúa mạch đen (những thành phần chính làm nên chiếc bánh mì). Theo một nghiên cứu được công bố, các bạn nhỏ dưới 5 tuổi chỉ nên ăn một lượng gluten ở mức trung bình. Thậm chí thêm 1 gram có thể khiến nguy cơ mắc chứng rối loạn đường ruột hay còn được gọi là Celiac tăng thêm 7,2%.

an nhieu banh mi se khien ban co van de duong ruot

Những người mắc Celiac thường phải đối mặt với những khó khăn trong việc tiêu hóa gluten. Khi mắc phải chứng bệnh này, gluten sẽ kích hoạt phản ứng tự miễn trong ruột non của người tiêu thụ. Nếu điều này tái phát, nó có thể làm hỏng lớp niêm mạc của ruột non và cản trở sự hấp thụ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể.

an nhieu banh mi se khien ban co van de duong ruot

Để tìm hiểu rõ hơn về chứng rối loạn đường ruột, đã có một nghiên cứu được thực hiện trên khoảng 6.605 bạn nhỏ sinh từ năm 2004 đến 2010 thuộc các nước Hoa Kỳ, Đức, Phần Lan và Thụy Điển. Những bạn nhỏ này được trải qua kiểm tra thường xuyên cho bệnh Celiac và tự miễn dịch bệnh Celiac. Kết quả cho thấy có tới 447 người bị mắc bệnh. Đáng chú ý, hầu hết các bạn mắc bệnh đều ở độ tuổi từ 1-4.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã so sánh lượng gluten ăn vào ở những bạn nhỏ mắc bệnh Celiac với những bạn không mắc bệnh. Họ kết luận rằng việc tăng tiêu thụ gluten ở các bạn nhỏ có xu hướng gia tăng trong 5 năm đầu đời. Chính vì vậy các bạn ở độ tuổi từ 1 đến 5 tuổi cần hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa chất này để tránh những hiểm họa bệnh tật theo đuổi về sau.

an nhieu banh mi se khien ban co van de duong ruot

Người mắc bệnh Celiac sẽ có các triệu chứng khác nhau, bao gồm: tiêu chảy, đau bụng, giảm cân, khó chịu và trầm cảm. Trong số đó khó chịu là triệu chứng phổ biến nhất ở lứa tuổi thiếu niên. Những người mắc bệnh nếu không được điều trị thì có thể bị suy dinh dưỡng dẫn đến thiếu máu, giảm cân và thể hình thấp bé.

Trong số các biến chứng của bệnh Celiac không được điều trị thì biến chứng nặng nhất là khối xương không có khả năng phát triển tối ưu, làm tăng nguy cơ loãng xương. Đối với căn bệnh này, cách phòng tránh duy nhất mà ta có thể làm đó là tuân theo chế độ ăn kiêng không có gluten như: cắt giảm bánh mì, thức ăn nhanh và các thực phẩm chế biến sẵn…

CHIA SẺ