Hướng dẫn cách đo cân nặng không cần cân đơn giản chính xác

Bạn có biết cách đo cân nặng không cần cân ? Tìm hiểu ngay nôi dung bài viết dưới đây để biết nhanh được số cân nặng của mình mà không phải dùng đến cân nhé!

Cách đo cân nặng không cần cân

Chỉ số BMI là gì ?

Cụ thể chỉ số BMI có tên đầy đủ là  “Body Mass Index” là chỉ số khối cơ thể hay chỉ số thể trọng. Nó được dùng để đo lượng mỡ trong cơ thể mỗi người. Chỉ số này được xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1832 bởi một nhà khoa học người Bỉ . Dựa vào Chỉ số BMI là cách tính dựa vào các thông tin chi tiết về hình dáng, cân nặng, chiều cao để đưa ra kết quả , từ đó xác định người đó có bị thừa cân, béo phì hay suy dinh dưỡng không.

Năm 1995 tổ chức Y tế thế giới khuyên dùng chỉ số khối lượng cơ thể (BMI: Body Mass Index) trước đây gọi là chỉ số Quetelet để nhận định về tình trạng dinh dưỡng cơ thể. Đến tháng 2 năm 2000, các cơ quan khu vực Thái Bình Dương của tổ chức Y tế thế giới (WPRO) và Hội nghiên cứu béo phì quốc tế đã phối hợp với Viện nghiên cứu Bệnh đái tháo đường Quốc tế (IDI), cùng Trung tâm Hợp tác dịch tễ học đái tháo đường và các bệnh không lây tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO, 2000).

Với chỉ số BMI của mỗi người sẽ dựa vào các thông số của cân nặng và chiều cao mỗi người khác nhau theo công thức:

  • BMI (kg/m2) = Cân nặng (kg) : ((chiều cao (m) x chiều cao (m)).

Trong đó:

  • Cân nặng tính bằng kilogam (kg)
  • Chiều cao tính bằng mét (m)

Công thức tính được coi như một cách đo cân nặng không cần cân. Nó được áp dụng với những người trưởng thành, từ 20 tuổi trở lên, không phân biệt nam nữ. Dưới đây là bảng đánh giá kết quả:

– BMI <16: Gầy độ III, bạn cần phải khám và áp dụng một chế độ dinh dưỡng tốt nhất để có thể tăng cân, đảm bảo sức khỏe.

– 16 ≤ BMI <17: Gầy độ II.

– 17 ≤ BMI <18.5: Gầy độ I.

– 18.5 ≤ BMI <25: Bình thường, bạn có một cơ thể tốt và tương đối khỏe mạnh.

– 25 ≤ BMI <30: Thừa cân. Tình trạng thừa cân lúc này chưa quá trầm trọng hơn , ccos nguy cơ mắc nhiều bệnh tật nguy hiểm.

– 30 ≤ BMI 35: Béo phì độ 1.

– 35 ≤ BMI <40: Béo phì độ II.

– BMI >40: Béo phì độ III.

Ví dụ: Nếu bạn cao 1,7m, tức 170 cm thì :

  • Cân cân nặng lý tưởng của bạn là: 70 x 9: 10 = 63kg
  • Cân nặng tối đa là: 70kg
  • Cân nặng tối thiểu là: 70 x 8 :10 = 56kg là hợp lý.

Gợi ý thêm cho các bạn cách đo cân nặng không cần cân, giúp thể tính nhẩm nhanh cân nặng dựa vào chiều cao theo cách của các bạn như sau:

  • Cân nặng lý tưởng = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 9 rồi chia 10.
  • Mức cân tối đa = Bằng số lẻ của chiều cao (tính bằng cm).
  • Mức cân tối thiểu = Số lẻ của chiều cao (tính bằng cm) x 8 rồi chia 10.

Sau đó bạn đối chiếu bới bảng chỉ số BMI – cách đo cân nặng không cần cân được tình trạng của cơ thể. Chúc các thành công trong kế hoạch dinh dương và tập luyện của mình nhé!

» Xem thêm : Calories là gì ? Tham khảo bảng tính Calories các món ăn

CHIA SẺ