Bế tắc trong giảm cân chỉ bởi… căng thẳng

Giảm mỡ để khỏe, giảm cân để đẹp. Và dù là phương thức nào thì đều hướng đến mục đích đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công trong “hành trình gian nan” này. Vậy nguyên nhân nào khiến việc này trở nên khó khăn?

Bế tắc trong giảm cân chỉ bởi... căng thẳng - 1

Dù sử dụng cách nào cũng không thể giảm cân

Căng thẳng gây cản trở quá trình giảm cân

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một xã hội hối hả, nơi mọi người bị vắt kiệt năng lượng mỗi ngày với hy vọng hoàn thành công việc đúng tiến độ, đề cao vấn đề ngoại hình trong mọi tình huống, đáp ứng những nhu cầu khác nhau của gia đình cũng như cố gắng cân bằng giữa sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Điều này đẩy sự căng thẳng của chúng ta lên đến đỉnh điểm. Trước đây, con người không quan tâm quá nhiều đến sức khỏe tinh thần của mình. Tuy nhiên hiện nay, rất nhiều yếu tố trong cuộc sống hằng ngày có thể làm cho bạn trở nên căng thẳng.

Vậy căng thẳng thì có ảnh hưởng gì đến chúng ta? Căng thẳng có thể gây cản trở quá trình giảm cân tại nhà của bạn. Trên thực tế, tình trạng căng thẳng thậm chí còn làm bạn tăng cân.

Bế tắc trong giảm cân chỉ bởi... căng thẳng - 2

Căng thẳng – nguyên nhân chính tác động đến quá trình giảm cân

Tại sao “căng thẳng” lại ảnh hưởng đến cân nặng

Trong giai đoạn ngắn, khi rơi vào tình trạng căng thẳng tột độ, bạn có thể sẽ chán ăn. Tuy nhiên, qua một thời gian dài, mức độ căng thẳng của bạn dần tích tụ nhiều lên dẫn đến căng thẳng mãn tính, sự thèm ăn của bạn lại có xu hướng tăng lên.

Đối với một người, phản ứng “chiến đấu hoặc bị đánh bại” của cơ thể sẽ được kích hoạt khi gặp những cơn căng thẳng, khi nồng độ cortisol (tức là hormone gây căng thẳng) tăng lên. Điều này khiến lượng đường trong cơ thể bạn giảm sút và cơ thể phát ra tín hiệu thôi thúc cơn thèm ăn của bạn, đặc biệt thèm ăn những món có chứa nhiều chất béo và đường. Vâng, thay vì ăn rau củ quả tươi thì sô cô la hoặc các món bánh ngọt sẽ “vẫy gọi” bạn. Vậy là công cuộc duy trì cân nặng lý tưởng hoặc giảm cân xem như đi tong.

Càng căng thẳng, bạn càng có xu hướng ăn nhiều hơn. Và nếu chế độ ăn của bạn xuất hiện quá nhiều “ngày ngoại lệ” thì chắc hẳn sẽ dẫn đến việc giảm cân không thành công. Nồng độ cortisol quá cao dẫn đến tích tụ mỡ ở những vùng như vùng quanh bụng, một trong những vị trí rất khó để giảm mỡ dù áp dụng những bài tập thể dục hay những bài tập giảm cân thông thường. Ngoài ra, tình trạng căng thẳng mãn tính còn dẫn đến việc tạo thành một loại protein khác là betatrophin, protein này gây cản trở sự phân hủy chất béo của cơ thể.

Bế tắc trong giảm cân chỉ bởi... căng thẳng - 3

Căng thẳng chồng chất căng thẳng khi cân vẫn giữ nguyên chỉ số

Tình trạng căng thẳng cũng gây nên phản ứng dây chuyền làm ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ giấc ngủ. Điều này cũng có thể làm cản trở nỗ lực giảm cân của bạn. Khi lo lắng hoặc căng thẳng, chu kỳ ngủ của bạn bị gián đoạn. Nồng độ các hormone ghrelin (hormone đói) và leptin (hormone no) sẽ bị xáo trộn – thiếu ngủ dẫn đến việc tăng lượng hormone ghrelin và giảm hormone leptin. Đây chính là lý do vì sao bạn đang nằm trên giường, cố gắng ru mình vào giấc ngủ nhưng không thể thì bạn sẽ có cảm giác thèm ăn gì đó.

Tóm lại, căng thẳng mãn tính là một trong những “thủ phạm” khiến bạn giảm cân không thành công, đôi khi còn làm bạn tăng cân không chủ đích.

Căng thẳng có nhiều nguyên nhân. Đặc biệt đối với chị em trong quá trình cảm cân thì việc cố gắng sử dụng đủ mọi cách nhưng “mọi thứ” vẫn không “suy chuyển” hoặc thay đổi không đáng kể cũng khiến chúng ta ngày càng dồn nén, khó chịu.

CHIA SẺ