Ngủ không đủ giấc có hại cho da, não, dễ béo phì

Thiếu ngủ hoặc giấc ngủ chập chờn ban đêm khiến da thiếu sức sống, ảnh hưởng xấu đến quá trình loại bỏ độc tố của gan, tinh thần suy nhược.

Giấc ngủ giúp các cơ quan trong cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng, góp phần điều hòa thân nhiệt, phát triển não bộ. Giấc ngủ là một trong những yếu tố quan trọng giúp duy trì sắc đẹp, sức khỏe phụ nữ. Hầu hết người trưởng thành cần ngủ đủ 7-8 tiếng một đêm. Nếu chất lượng giấc ngủ bị giảm sút về số lượng và chất lượng sẽ ảnh hưởng đến các bộ phận trong cơ thể như da, não, gan, vóc dáng.

Làn da thiếu sức sống

Ban đêm là thời gian làn da tiến hành quá trình trao đổi chất, bổ sung dinh dưỡng, tiết chất nhờn để đảm bảo độ ẩm cho da. Nếu thức khuya, thiếu ngủ hay mất ngủ, quá trình điều tiết của các tế bào da bị rối loạn, tác động xấu đến các tế bào biểu bì. Da trở nên khô ráp, thiếu sức sống.

Theo Boldsky (Ấn Độ), ngủ thất thường và thiếu ngủ kích thích sản sinh ra nhiều hormone cortisol. Cortisol được cho là phá vỡ protein trên da khiến da mất tính đàn hồi, những đường nhăn và nếp nhăn sẽ hình thành nếu kéo dài tình trạng này.

Khi tiếp xúc với mặt trời hoặc các nhân tố có hại khác, da giảm khả năng thể phục hồi, dấu hiệu lão hóa cũng nhanh hơn. Theo nghiên cứu từ Đại học Wisconsin (Mỹ), thiếu ngủ và các bệnh mạn tính về da có liên hệ mật thiết.

polyad

Giấc ngủ không được đảm bảo khiến bạn tiều tụy, suy nhược và thậm chí bị trầm cảm.

Ảnh hưởng đến não

Các nhà nghiên cứu phát hiện thiếu ngủ liên tục làm cho não tự loại bỏ một số lượng đáng kể các tế bào thần kinh, khớp thần kinh. Dù cho có ngủ bù cũng không thể cứu vãn. Máy quét MRI cho thấy thiếu ngủ làm gián đoạn hoạt động của não bằng cách làm suy yếu các khu vực bậc cao ở trong thùy trán của não. Tinh thần mệt mỏi khiến khả năng ghi nhớ, ra quyết định cũng bị ảnh hưởng. Nếu không ngủ 7-8 tiếng mỗi tối, bạn khó tập trung vào công việc, dễ cáu gắt, cảm thấy không hứng thú bất cứ thứ gì.

Lượng Beta-Amyloid, một loại protein có quan hệ mật thiết với bệnh Alzheimer cũng được giảm bớt nếu người trưởng thành ngủ đủ giấc. Nhà thần kinh học Matthew Walker từ Đại học California Berkely (Mỹ) nhận định ngủ càng ít, vòng đời càng ngắn.

Tăng nguy cơ béo phì

Nguy cơ bị béo phì ở người ngủ ít cao hơn người ngủ đủ giấc vì insulin trong cơ thể không được chuyển hóa thành đường glucose bình thường. Theo Boldsky (Ấn Độ), thời gian thức càng dài càng sản sinh nhiều hormone kích thích đói ghrelin, ít hormone ức chế đói leptin hơn, bạn có thể ăn nhiều hơn mức cần thiết.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stanford cho thấy, những người chỉ ngủ 5 tiếng mỗi đêm có nhiều mỡ trong cơ thể và chỉ số cân nặng BMI lớn hơn 3,6% so với mức trung bình. Đảm bảo thời lượng ngủ góp phần giữ gìn vóc dáng, cơ thể khỏe mạnh, cân đối.

Giảm khả năng loại bỏ độc tố

Theo Brightside (Anh), gan thường hoạt động mạnh nhất vào khoảng 1h – 3h sáng để bài tiết chất độc hại. Nếu bạn không ngủ hoặc ngủ chập chờn trong khoảng thời gian này thì hoạt động của gan bị rối loạn, làm gián đoạn quá trình đào thải độc tố khỏi cơ thể. Bạn có thể uống thêm nước, giảm lượng caffein để không gây quá tải cho gan.

polyad

Gan hoạt động không hiệu quả có thể khiến độc tố tích tụ, gây nên những bệnh nghiêm trọng.

Thiếu ngủ hay ngủ không sâu gây nhiều hệ lụy đến sức khỏe. Bạn còn phải đối diện với nhiều nguy cơ khác như làm tăng khả năng mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, đái tháo đường, tiêu hóa, tiết niệu; hệ miễn dịch suy giảm…

Mỗi độ tuổi sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Trẻ sơ sinh cần 16-20 tiếng mỗi ngày. Các em dưới 14 tuổi có thể ngủ khoảng 10 tiếng. Người 18-40 tuổi có thể ngủ 7-8 tiếng. 6 tiếng là thời gian lý tưởng cho giấc ngủ của người cao tuổi. Quan tâm đến giấc ngủ, tìm cách cải thiện chất lượng giúp bạn lấy lại được sự cân bằng, tận hưởng cuộc sống.

Những nguyên nhân khiến giấc ngủ bị giảm sút như tiếng ồn, ngủ khi đói hoặc quá no, phòng nóng, bụi bẩn… Để có được giấc ngủ ngon, bạn không nên xem các thiết bị công nghệ trước khi lên giường vì ảnh sáng từ màn hình ngăn chặn việc sản xuất ra hormone melatonin điều hòa giấc ngủ. Thói quen đi ngủ và thức dậy vào các giờ nhất định tốt cho sức khỏe.

Bạn chú ý để phòng ngủ tối, chọn những loại gối mềm mại, không nên ăn quá no trước khi đi ngủ. Những thực phẩm như hạnh nhân, chuối, bơ, cải xoăn, rau chân vịt, mè, sữa… có lợi cho giấc ngủ. Hạnh nhân chứa nhiều magiê giúp ngủ ngon, thư giãn cơ bắp, duy trì nồng độ đường trong máu. Chuối chứa tryptophan và giàu magiê, cần thiết cho cơ thể sản xuất ra melatonin. Hạt mè chứa các khoáng chất, magiê giảm stress; sesamin cải thiện tâm trạng, giảm mệt mỏi, đem đến giấc ngủ sâu.

polyad

Tinh chất sesamin có trong hạt mè hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm mệt mỏi, góp phần chống oxy hóa, làm đẹp da.

CHIA SẺ