Chọn thể hình hay chọn thể thao (bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ)?

Thể hình và thể thao khác nhau ra sao và lựa chọn nào mới hợp lý nhất?

Nhiều năm qua, các phòng gym trở nên rất thịnh hành, mọc lên như nấm trong các thành phố. Việc tập thể hình cũng trở thành một trào lưu, lan rộng khắp cộng đồng. Số người tập thể hình có khi còn nhiều hơn số người chơi bóng chuyền hay bóng rổ.

Thế nhưng liệu tập thể hình có thực sự là lựa chọn hàng đầu cho nam giới chúng ta?

nen tap gym hay mon the thao khac theinhchannel

Trươc tiên, có lẽ chúng ta cần làm rõ một số khái niệm vốn vẫn được dùng một cách khá nhập nhằng, như “tập gym” và “tập thể hình”.

Khi ai đó nói “tôi đang tập gym”, có thể hiểu là người đó đang luyện tập thể chất ở những phòng gym (hay gymnasium), một nơi được trang bị các thiết bị như xà đơn, ván nhảy, ghế bench, tạ đòn, dây cáp, vân vân.

Ngày nay, những phòng gym có cơ sở vật chất đầy đủ, phục vụ nhiều môn thể thao khác nhau (như cả yoga, boxing) còn được gọi là fitness center hoặc health club.

Trong thông tục, cụm từ “tập gym” hay được hiểu theo cùng một nghĩa với cụm từ “tập thể hình”, nghĩa là tập luyện ở phòng gym để có một cơ thể săn chắc và đẹp. 

Tuy nhiên, câu chuyện trở nên phức tạp khi chúng ta cố dịch những từ này sang tiếng Anh.

“Tập gym” hay “tập thể hình”, nếu dịch sang tiếng Anh, thì sẽ là bodybuilding hay fitness (tất nhiên không thể dịch là gymnastics gymnastics là môn thể dục dụng cụ).

Sự khác biệt giữa bodybuilding fitness có lẽ nằm ở mục tiêu của hai bộ môn này.

nen tap gym hay mon the thao khac theinhchannel

Ra đời ở châu Âu vào cuối thế kỷ 19, Bodybuilding là xây dựng cơ bắp nhằm hướng đến mục tiêu trình diễn một cơ thể phát triển toàn diện trong các cuộc thi hoặc trên mặt báo.

Trong quan niệm thẩm mỹ của phương Tây đầu thế kỷ 20, sự nam tính thể hiện ở cơ bắp to, đồ sộ. Thế nên, những người theo đuổi bodybuilding chuyên nghiệp lúc bấy giờ luôn cố gắng tập sao cho cơ nào cơ nấy đều rõ và to.

Tuy nhiên, vấn đề của bodybuilding là tuy cơ thể của người bodybuilder to khỏe, nhưng lại cồng kềnh, thô vụng, không linh hoạt, dẻo dai. Chính hạn chế này khiến cho fitness trở thành một lựa chọn thay thế nhiều hứa hẹn.

Fitness hướng đến việc phát triển cơ thể toàn diện. Cơ bắp không cần quá to, nhưng cơ thể phải cân đối. Ngoài ra, phải đảm bảo cả khía cạnh thể lực, tính linh hoạt, nhanh nhẹn, sự cân bằng, uyển chuyển nữa.

Người theo đuổi fitness có thể vận dụng nhiều môn, nhiều bài tập khác nhau để phát triển cơ thể đến sự cân bằng như ý.

Khi ai đó nói họ “tập gym” hay “tập thể hình”, rất có thể họ đang theo đuổi hoặc fitness hoặc bodybuilding (hoặc cứ tập thôi, chứ không chú trọng lắm).

Nhưng dù có theo đuổi cái nào, thường họ vẫn phải vào phòng gym và có những tính toán về luyện tập, dinh dưỡng, nghỉ ngơi để đạt mục tiêu về hình thể. Và chính điều này khiến tập thể hình khác với chơi thể thao.

nen tap gym hay mon the thao khac theinhchannel

Thể hình và thể thao: Chọn cái nào?

Có rất nhiều sự khác biệt giữa tập thể hình và chơi thể thao:

Trước hết, thể hình hướng đến việc xây dựng và phát triển hình thể, thể thao hướng đến việc thuần thục kỹ năng để chiến thắng một trò chơi.

Một người tập thể hình có thể có cơ thể đẹp và cân đối. Nhưng một người chơi thể thao thì không chắc. Người chơi cầu lông, chẳng hạn, rất có thể sẽ có tay thuận to hơn tay không thuận. Người chơi bóng đá không cần có ngực to, vai rộng.

Thứ hai, thể hình là hoạt động mang tính cá nhân, đơn lẻ, còn thể thao là hoạt động mang tính phối hợp, đối kháng.

Chính vì vậy mà thể hình giúp ta rèn luyện sự kiên trì và tự kỷ luật. Nhưng thể thao giúp rèn luyện tinh thần đồng đội, kỹ năng kiểm soát cảm xúc và cả ý chí chiến đấu nữa.

CHIA SẺ